Cần giải pháp để người tiêu dùng tiếp cận thực phẩm sạch
Theo thời gian, người tiêu dùng ngày càng coi trọng yếu tố bền vững. Tuy nhiên, để được tiếp cận với các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, các chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng, cần một giải pháp căn cơ để đáp ứng được các tiêu chí của người tiêu dùng về giá thành hợp lý với những thương hiệu tin cậy.
Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, gần đây xu hướng thực phẩm an toàn có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường trở nên phổ biến và trở thành xu hướng tiêu dùng hiện đại. Đây là xu thế tất yếu không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Việt Nam hiện vẫn sản xuất nhỏ lẻ, nên khâu kiểm soát chế biến sau thu hoạch vẫn còn yếu. Thông tin thị trường phát triển nhập khẩu nông sản không được cập nhật, nắm vững nên sản phẩm thương mang tính tự sản xuất, không đảm bảo các tiêu chuẩn để xuất khẩu nước ngoài. Do đó để sử dụng, tiêu dùng nông sản sạch được phát triển bền vững, hướng tới một cộng đồng khỏe mạnh, cần phải có những giải pháp căn cơ.
Ông Nguyễn Minh Tiến nêu ý kiến: “Đối với cơ chế chính sách, từ vấn đề quản lý các sản phẩm nông sản sạch, đến thế hệ thống giám sát cần hình thành được chuỗi để đưa các sản phẩm sạch, sản phẩm và an toàn đến đối với người tiêu dùng. Cùng đó, mạnh các giải pháp về truyền thông tuyên truyền giúp cho người tiêu dùng phân biệt nhận thức rõ được những sản phẩm sạch, sản phẩm xanh và sản phẩm an toàn.
Từ đó nhằm để đảm bảo chúng ta sử dụng đúng các sản phẩm đó. Đối với các đơn vị sản xuất đẩy mạnh trong quá trình chuyển đổi để đáp ứng được tiêu chuẩn, không chỉ có những sản phẩm an toàn, còn theo hướng thân thiện và bền vững về mặt môi trường”.
Cùng với yếu tố tiêu dùng bền vững, tiêu dùng xanh thì hiện nay, ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn thương mại điện tử là kênh mua sắm thường xuyên bởi sự tiện ích nhiều mặt.
Ông Đỗ Văn Việt, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết, hiện thương mại điện tử ở nước ta phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng 2 con số/năm. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, người bán hàng chuyển mạnh sang thương mại điện tử để tiếp cận người tiêu dùng, nhất là trên các kênh như mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo. Do đó, doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng này để tiếp tục phát triển và tiếp cận được thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
“Cần có một phương pháp đúng để tiếp cận những kênh thương mại điện tử và chúng ta phải làm đa kênh tạo ra nhiều điểm trạm cho khách hàng từ online đến Offline. Chúng ta phải biết đón đầu xu hướng để có những cái lợi thế cạnh tranh, tạo ra được những cái nguồn khách hàng mới, nguồn thu nhập mới. Từ đó phát triển hoạt động kinh doanh của mình” – ông Đỗ Văn Việt nói.
Nguyên Hằng (VOV)